An Tuyên là một cô gái Xứ Nghệ (quê huyện Nghi Lộc) sống ở Đức đã lâu. Tuy ở trời Tây nhưng tâm hồn chị luôn hướng về quê hương. Chị mê những làn điệu dân ca Xứ Nghệ, và dù bận việc bán hàng ở cửa hàng riêng, những lúc rảnh rỗi, chị lại mang cây đàn organ nho nhỏ ra để sáng tác những bài ca ngẫu hứng. Vậy mà mới vài ba năm, chị đã sáng tác được hàng chục ca khúc mà chất liệu chủ yếu là dân ca Xứ Nghệ.
Nhiều ca khúc của chị được các ca sĩ trong nước yêu thích và thu thanh làm CD, VCD riêng. Đài VTV cũng đã nhiều lần giới thiệu ca khúc của chị.
Âm nhạc An Tuyên luôn ấm áp, da diết tình yêu quê hương đất nước. Cho dù không được đào tào âm nhạc cơ bản, nhưng với nỗ lực tự học, chị đã viết nên những tác phẩm xinh xắn, giàu bản năng và khí chất của người nhạc sĩ.
Có thể kể tên một số ca khúc của chị được nhiều người yêu thích như “Lời cỏ may”, “Thương ơi điệu ví”, “Bến xưa”, “Sóng không từ biển”, “Dòng sông tuổi hai mươi”… được thể hiện với các giọng ca quen biết: Quang Thọ, Thành Lê, Lê Anh Dũng, Đăng Thuật, Quế Thương, v.v…
Tháng trước, An Tuyên hát cho tôi nghe qua điện thoại một ca khúc mới, bài “Khúc tình Huế”. Điều đặc biệt của bài này là chị phổ thơ của một người bạn hiện đang là Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế, đó là anh Nguyễn Văn Cao. Nguyễn Văn Cao vốn là kỹ sư xây dựng, nhưng rất yêu văn nghệ. Hồi tôi còn ở Huế, anh em chơi với nhau khá thân thiết cũng vì cái tình yêu văn nghệ ấy. Giờ làm Chủ tịch tỉnh, anh luôn mơ ước có một bài ca mới về Huế. Và An Tuyên đã tự nguyện nhận phổ nhạc bài thơ của anh.
Theo An Tuyên kể thì gần 2 năm nay chị luôn trăn trở về bài hát này, nhưng chỉ vì chị chưa ngấm dân ca Huế như dân ca Nghệ, nên chưa phổ nhạc được. Mãi gần đây, bỗng thấy cảm xúc khá đầy đặn, chị mới viết nó ra. Nghe chị hát qua điện thoại, tôi thấy bài hát khá sâu đậm tình người Xứ Huế. Và bảo chị hãy thu thanh với giọng hát Anh Thơ thử xem. Anh Thơ hát những bài hát khó như thế lại hợp, và đặc biệt là việc xử lý chất liệu dân gian rất hiệu quả.
Qua liên lạc giữa tác giả và ca sĩ, “Khúc tình Huế’ đã được Anh Thơ thu thanh tại Hà Nội. An Tuyên gửi bản thu thanh từ Đức về cho tôi. Quả đúng là “rất hiệu quả”, khó ca sĩ nào hát hay hơn thế. Là tôi cảm giác vậy. Mời bạn cùng nghe Anh Thơ hát xem sao nhé.
Nhiều ca khúc của chị được các ca sĩ trong nước yêu thích và thu thanh làm CD, VCD riêng. Đài VTV cũng đã nhiều lần giới thiệu ca khúc của chị.

NS An Tuyên
Âm nhạc An Tuyên luôn ấm áp, da diết tình yêu quê hương đất nước. Cho dù không được đào tào âm nhạc cơ bản, nhưng với nỗ lực tự học, chị đã viết nên những tác phẩm xinh xắn, giàu bản năng và khí chất của người nhạc sĩ.
Có thể kể tên một số ca khúc của chị được nhiều người yêu thích như “Lời cỏ may”, “Thương ơi điệu ví”, “Bến xưa”, “Sóng không từ biển”, “Dòng sông tuổi hai mươi”… được thể hiện với các giọng ca quen biết: Quang Thọ, Thành Lê, Lê Anh Dũng, Đăng Thuật, Quế Thương, v.v…
Tháng trước, An Tuyên hát cho tôi nghe qua điện thoại một ca khúc mới, bài “Khúc tình Huế”. Điều đặc biệt của bài này là chị phổ thơ của một người bạn hiện đang là Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế, đó là anh Nguyễn Văn Cao. Nguyễn Văn Cao vốn là kỹ sư xây dựng, nhưng rất yêu văn nghệ. Hồi tôi còn ở Huế, anh em chơi với nhau khá thân thiết cũng vì cái tình yêu văn nghệ ấy. Giờ làm Chủ tịch tỉnh, anh luôn mơ ước có một bài ca mới về Huế. Và An Tuyên đã tự nguyện nhận phổ nhạc bài thơ của anh.
Theo An Tuyên kể thì gần 2 năm nay chị luôn trăn trở về bài hát này, nhưng chỉ vì chị chưa ngấm dân ca Huế như dân ca Nghệ, nên chưa phổ nhạc được. Mãi gần đây, bỗng thấy cảm xúc khá đầy đặn, chị mới viết nó ra. Nghe chị hát qua điện thoại, tôi thấy bài hát khá sâu đậm tình người Xứ Huế. Và bảo chị hãy thu thanh với giọng hát Anh Thơ thử xem. Anh Thơ hát những bài hát khó như thế lại hợp, và đặc biệt là việc xử lý chất liệu dân gian rất hiệu quả.
Qua liên lạc giữa tác giả và ca sĩ, “Khúc tình Huế’ đã được Anh Thơ thu thanh tại Hà Nội. An Tuyên gửi bản thu thanh từ Đức về cho tôi. Quả đúng là “rất hiệu quả”, khó ca sĩ nào hát hay hơn thế. Là tôi cảm giác vậy. Mời bạn cùng nghe Anh Thơ hát xem sao nhé.
Lâu rồi không thấy em lên tiếng. Hôm nay vào mạng, tình cờ thấy anh Ng Trọng Tạo khen ca khúc của E viết về Huế anh cảm thấy mừng và rất mong nhận được quà tặng âm nhạc từ E.
ANH EM THEO DÕI BƯỚC ĐI ÂM NHẠC CỦA .QUẢ KHÚC TÌNH XỨ HUẾ RẤT HAY ,PHONG CÁCH ÂM ĐIỆU KHÁC VỚI CAKHUC TRƯỚC,CHÚC MỪNG EM,NHỚ GHÉ THĂM NHAU NHÉ -TVT
"...Huế ơi Ta mãi như nước dòng Hương chảy ,Một bờ phụ mẫu một bờ Huế thương ...: Câu ca từ này khi nghe Anh Thơ hát lên nghe da diết đến lạ ,Chắc Ông nguyễn Văn Cao phải yêu Huế đến vô cùng thì Ông mới viết lên được câu thơ hay ,chắt lọc tinh túy như vậy và câu thơ ấy được Chi An Tuyên phối nhạc như dìu ca từ ấy bay lên len sâu vào tâm hồn nguoi cảm nghe Khúc tình Huế và muốn về nơi ấy ,nơi thành phố Huế Thân thương có đôi bờ phụ Mẫu ..nghe nhớ Huế quá chừng ,
Hoàng Oanh LeibZik
GỬI LÊ AN TUYÊN:
Anh nghe nhều bài và nghe đi nghe lại nhiều lần những bài hátdo em sáng tác, anh cứ ngẫm nghĩ sao em tài thế. Bài nào, cũng nhịp nhàng và trộn lẫn với điệu dân ca. Cái hay là, em chọn ca từ thật nhuần nhuyễn.
Anh thích ca khúc của em sáng tác đến nỗi, anh phải nói ra thơ!
Dù chưa gặp mặt em bao giờ, nhưng cứ như thân quen từ lâu vậy.
Chúc em gặt hái được nhiều thành công nhé.
Viết bởi thachcau — 21 Apr 2012, 10:07
Trở lại sông xưa
( Đêm Sài Gòn "thắt thẻo" nghe bài "Thương ơi điệu ví"
của Lê An Tuyên do Ca sỹ Thành Lê
và bài "Bến xưa" do Đăng Thuật hát)
http://www.leantuyen.dulichcualo.vn/
Sông quê ơi! Con lại về đây
Non cao in nước, nước soi mây
Trời quê xanh thẳm, cao thăm thẳm
Mây trắng giỡn cùng cánh cò bay...
Sông quê ơi! Con lại về đây
Bùn quê nồng hăng, đến ngất ngây
Bãi ngô xanh biếc, xanh xanh biếc
Bùi ngùi bến cũ, bến chia tay…
"Sao anh không về bến sông quê"*
Chiều chiều dạo bước ven triền đê
Bãi sông thưở ấy trò nghịch cát
Lối mòn ven nẻo… lối đi về...
Nghe chăng anh, lắng nghe đi anh:
Tiếng Bà ầu ơ ru chúng mình
Cha vẫn cưỡi thuyền trên rừng sóng**
Mẹ ngồi dệt vải dưới trăng thanh
Vẵng đò... thao thức câu ví dặm
Vừa giận vừa thương ấm nghĩa tình
Sâu lắng dòng trong cùng dòng đục
Thăm thẳm... xa...gần... nhục cùng vinh!